Cửa khẩu Huổi Puốc, tiềm năng thế mạnh được khai thác

Thứ Tư 0:00 31/12/2014
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Tháng 5/2014, đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc cắt băng khánh thành. Đây là điều kiện thuận lợi để cửa khẩu Huổi Puốc (xã Mường Lói, huyện Điện Biên) phát huy thế mạnh, lưu thông hàng hóa của tỉnh và các tỉnh phía Bắc nước ta trao đổi buôn bán với các tỉnh thượng Lào.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ đi xe máy trên đoạn đường gần 90km từ TP. Điện Biên Phủ, chúng tôi có mặt tại cửa khẩu Huổi Puốc vào ngày cuối năm 2014. Con đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc được rải nhựa và đổ bê tông chắc chắn. Đầu giờ chiều hôm đó, tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Huổi Puốc có hàng chục lượt người dân từ phía ta và bạn Lào đang làm thủ tục xuất, nhập cảnh. Thiếu tá Hoàng Quang Dũng, Phó Trạm trưởng, Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Huổi Puốc, cho biết: Từ khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đường từ cửa khẩu về xã Núa Ngam lưu lượng người, hàng hóa qua lại biên giới tăng nhiều so với những năm trước đây. Số người Việt Nam sang Lào qua cửa khẩu chủ yếu nhân dân các xã biên giới thăm thân, trao đổi hàng hóa. Một số khác là người dân sang Lào lao động tại các công trường thủy điện. Phía bạn sang ta, chủ yếu là người đi thăm thân, khám chữa bệnh, học sinh, sinh viên đi học tại các trường cao đẳng của tỉnh và một số trường đại học khác.

Cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Huổi Puốc kiểm tra giấy tờ của người, phương tiện qua biên giới.

Tại khu vực cửa khẩu, nhà kiểm soát liên hợp đang hoàn thiện. Ngôi nhà nhiều tầng rộng rãi này sẽ là nơi làm việc của các cơ quan chức năng: biên phòng, hải quan, y tế, thú y, bảo vệ thực vật... tại cửa khẩu trong thời gian tới. Đường điện cao thế, đèn cao áp đã hoàn thành đang chờ ngày đóng điện. Cũng tại đây, hai trạm tiếp sóng của mạng điện thoại di động Vinaphone và Viettel đã hoạt động. Khu vực cửa khẩu Huổi Puốc bây giờ là điểm nhấn tạo thêm vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng biên cương Việt – Lào. Tranh thủ cơ hội làm ăn, một doanh nghiệp vận tải của tỉnh đã mở tuyến xe chở khách Điện Biên - Mường Nhà - Mường Lói hoạt động 2 chuyến/ngày. Nhờ có con đường đến cửa khẩu Huổi Puốc đi qua hàng chục thôn bản của đồng bào các dân tộc: Thái, Mông, Lào, Khơ Mú các xã vùng biên giới thuận tiện. Thương lái đã vào thu mua nông, lâm sản, mở đại lý, bán hàng hóa. Hàng quán hai bên đường đã mọc lên, đời sống nhân dân, bộ mặt kinh tế - xã hội các xã vùng biên giới đã thay đổi nhiều.

Già làng Lường Văn Chựa, bản Lói, xã Mường Lói, kể rằng: Cách đây hơn 10 năm, từ bản ra đến trung tâm huyện lỵ Điện Biên phải đi bộ 3 ngày, mùa mưa phải đi qua hàng chục con suối, những hôm mưa lớn nước lũ to không thể qua được. Sản phẩm nông nghiệp: lúa, ngô, gà vịt, lợn… rất khó tiêu thụ, hoặc phải bán với giá rẻ. Đa số học sinh trong xã chỉ học hết bậc tiểu học. Nhiều bản vùng sâu, vùng xa không có trường lớp, con em phải xuống trung tâm xã học, vì thế có tình trạng con em hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn bỏ giữa chừng.

Hiện nay hoạt động kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Huổi Puốc còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng thế mạnh và quan hệ hữu nghị đặc biệt của tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào nói riêng, giữa 2 nước Việt Nam - Lào nói chung. Theo Chủ tịch UBND xã Mường Lói, Lò Văn Pha, phía bên nước bạn Lào hạ tầng cơ sở và đường đến cửa khẩu đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mở mang xây dựng. Được biết, trong năm 2015 đường giao thông từ nội địa của các tỉnh phía Bắc nước bạn đến cửa khẩu Huổi Puốc sẽ được thi công.

Trong thời gian không xa, cửa khẩu Huổi Puốc sẽ là khu vực kinh tế sôi động thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và khách du lịch. Hàng hóa của Việt Nam được xuất sang Lào sẽ là vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép), hàng tiêu dùng. Hàng nhập về là gỗ và sản phẩm lâm nghiệp khác. Cửa khẩu Huổi Puốc trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đảm bảo quốc phòng - an ninh cho các xã vùng biên giới Việt - Lào phía Tây - Nam của tỉnh. Mặt khác, tiềm năng thế mạnh của cửa khẩu được khai thác sẽ là điều kiện cho nhân dân vùng sâu, vùng xa nâng cao chất lượng đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.