Vai trò của các vị thuốc kiện tỳ trong điều trị viêm đại tràng

Thứ Sáu 0:00 24/10/2014
ĐBP - Theo y học cổ truyền, bệnh viêm đại tràng thuộc phạm vi chứng Tiết tả (đi ngoài phân lỏng), Phúc thống (đau bụng), Lỵ tật (kiết lỵ)… Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm các yếu tố ngoại nhân (uống nhiều kháng sinh, uống nhiều rượu bia, ăn uống thất thường, ăn đồ ăn sống, lạnh, ôi thiu, nhiều dầu mỡ, cảm do hàn hoặc thấp); hay do yếu tố nội nhân (suy nhược, lo nghĩ, giận dữ, mất ngủ)… làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của Tỳ vị. 

Khi công năng hoạt động của Tỳ vị bị giảm sút thì sẽ ảnh hưởng trước tiên đến sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Người bệnh không có cảm giác ăn ngon miệng, ăn kém, bụng chướng, đặc biệt đi ngoài phân lỏng, nát, sống phân, phân nhầy như mũi… Bệnh kéo dài khiến người bệnh gầy yếu, sút cân, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh lý khác kèm theo.

Các vị thuốc kiện Tỳ có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của Tỳ vị, cụ thể là tăng cường chức năng vận hóa đồ ăn thức uống, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do đó, nhóm thuốc kiện Tỳ thường được chỉ định dùng trong các trường hợp bị bệnh đường tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do công năng tạng Tỳ suy giảm như: kém ăn, đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng cấp và mãn tính…

Trường hợp bị viêm đại tràng mãn tính, bệnh thường khó chữa và kéo dài làm sức khỏe ngày càng suy yếu, chính khí suy giảm, công năng hoạt động các tạng phủ giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là tạng Tỳ. Trong khi đó, chức năng chính của Tỳ là bổ sung khí huyết cho toàn bộ cơ thể, nâng cao thể trạng, bồi bổ tăng cường sức khỏe, an thần chữa mất ngủ… Vì thế càng phải sử dụng các vị thuốc kiện Tỳ trong trường hợp này.

Các vị thuốc Đông y trong nhóm thuốc kiện Tỳ gồm: Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Cam thảo, Đại táo, Hoàng kỳ, Nhân sâm… Trong đó:

•Đẳng sâm: tác dụng bổ khí để kiện tỳ, nuôi dưỡng tỳ vị, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng đi ngoài, rất thích hợp với các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

•Bạch truật: sử dụng chủ yếu tính ấm của vị thuốc để táo thấp hỗ trợ tạng tỳ, đưa thấp ra ngoài (vì Tỳ hư sinh thấp, thấp đình trệ làm khốn tỳ).

•Hoài sơn: tác dụng bổ tỳ vị, bổ phế âm. Đây là vị thuốc đặc biệt vì ngoài tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, Hoài sơn còn có tác dụng bổ phế âm (theo ngũ hành tương sinh thì thổ sinh kim, tỳ thuộc hành thổ, phế thuộc hành kim như vậy dụng ý bổ thổ sinh kim để tăng tác dụng).

•Cam thảo: tác dụng bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau, giải độc. Đây là vị thuốc sứ dược dẫn dắt, hỗ trợ các vị thuốc khác tăng tác dụng bổ khí kiện tỳ, đồng thời giúp giảm đau, giải độc.  

Ngày nay khoa học hiện đại, người bệnh không cần vất vả mua tất cả các vị thuốc trên mang về sắc uống công phu và mất nhiều thời gian như trước nữa vì đã có Đại tràng Tâm Bình của Công ty dược phẩm Tâm Bình. Sản phẩm này đã ứng dụng và bào chế thành công nhóm 4 vị thuốc đầu bảng trong Đông y có tác dụng kiện Tỳ gồm Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Cam thảo kết hợp với nhóm thuốc có công dụng hữu hiệu trong các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Hoàng liên, Trần bì, Sa nhân, Mộc hương, Nhục đậu khấu, Sơn tra, Mạch nha, đóng thành viên nang tiện sử dụng, độ rã nhanh, đem lại hiệu quả cao cho những người bị viêm đại tràng cấp tính và mãn tính.