Chính trịBảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Người dân có phải làm lại căn cước công dân theo mẫu mới?

14:12 - Thứ Năm, 15/06/2023 Lượt xem: 1357 In bài viết

ĐBP - Chiều 2/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trình tờ trình về dự án Luật Căn cước. Trong đó lớn nhất là chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước".

Bản chất của việc thay đổi tên Luật là để phù hợp với phạm vi nhằm cấp giấy chứng nhận căn cước cho người dân gốc Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch; qua đó đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho nhóm đối tượng trên và cũng thuận lợi hơn cho công tác quản lý nhà nước. Nói một cách dễ hiểu, với những người chưa phải công dân Việt Nam nhưng có gốc Việt Nam vẫn được cấp căn cước bình thường. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ, không bị tác động hoặc yêu cầu phải đổi mới từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, theo Luật Căn cước (sửa đổi) cũng sẽ có một số thay đổi: Một là, thay đổi các thông tin như nơi thường trú thành nơi cư trú, thông tin quê quán thành nơi đăng ký khai sinh. Mục đích để bảo đảm thuận lợi cho công dân trong quá trình cấp, sử dụng thẻ CCCD. Ví dụ như đối với mẫu thẻ CCCD cũ, công dân bắt buộc phải có thông tin về nơi đăng ký thường trú mới được cấp thẻ CCCD. Quy định mới giúp cho công dân không có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vẫn được cấp thẻ CCCD. Khi công dân có sự thay đổi thông tin sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD, do vậy cơ quan quản lý CCCD hoàn toàn có thể quản lý được công dân. 

Hai là, những thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng sẽ không được thể hiện trên bề mặt thẻ CCCD nữa, tuy nhiên vẫn sẽ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ CCCD (chip điện tử). Việc lược bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ CCCD để bảo đảm tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ CCCD. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể khai thác thông tin trong chip điện tử thông qua các phương tiện nghiệp vụ, không phát sinh vướng mắc.

Thế đấy, chỉnh tên gọi của luật thôi thế mà tổ chức phản động Việt Tân đã giật tít là Đổi thẻ “căn cước công dân” thành thẻ "căn cước”, rồi còn in đậm để nhấn mạnh làm người đọc hiểu nhầm thành sẽ có một đợt thay đổi phức tạp nữa trong khi vừa mới hoàn thành cấp căn cước công dân xong. Thậm chí, các tổ chức phản động khác còn hùa theo, nói rằng 48 năm sau giải phóng, chính quyền Việt Nam lại quay về phương án sử dụng "Thẻ căn cước" có từ thời Việt Nam Cộng hòa làm sai lệch bản chất vụ việc, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của lực lượng Công an Nhân dân.

Trong 06 tháng đầu năm 2023, công tác thu, cấp, đổi mới căn cước công dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều thành tích, trong đó đã thu nhận 34.353 hồ sơ CCCD (cấp mới 23.779, cấp đổi 6.070, cấp lại 4.504); thu nhận 76.927 hồ sơ cấp tài khoản định danh và xác thực điện tử; kích hoạt 167.965 tài khoản định danh. Hơn hết, tỉnh Điện Biên còn được biểu dương khi là một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước hoàn thành việc thu nhận 100% CCCD đối với công dân đủ điều kiện, khẳng định việc chấp hành các quy định về CCCD của người dân trên địa bàn luôn được nêu cao và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, không bị tác động, ảnh hưởng bởi các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Vậy nên, cộng đồng mạng và người dân trên địa bàn khi tiếp thu, đón đọc thông tin trên Internet phải kiểm tra tính xác thực thật kỹ càng, bảo đảm rằng thông tin đó được xuất phát từ những trang, báo chí chính thống, uy tín của Nhà nước để tránh những trường hợp bị nhẫm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tham khảo: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-cong-an-giai-dap-ban-khoan-cua-nguoi-dan-ve-cccd-theo-du-thao-luat-can-cuoc-cong-dan-sua-doi-119230325215450166.htm

Ngọc Linh
Bình luận

Tin khác

Back To Top