Xã hộiBiển đảo Việt Nam

Hoàng Sa những ngày “biển động”

00:00 - Thứ Bảy, 20/06/2015 Lượt xem: 643 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Nhoáng một cái mà đã qua một năm kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Thế nhưng, những ngày tác nghiệp sôi nổi, kiên cường trên tàu CSB 2015 của anh em báo chí chúng tôi vẫn rõ mồn một như chỉ mới diễn ra hôm qua…

Sẵn sàng ra khơi

Ngay khi nhận tin Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, anh em phóng viên Ban Phóng sự - Điều tra kéo vào phòng TBT Tô Quang Phán để xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi trao đổi, phân tích tình hình, TBT Tô Quang Phán kết một câu: "Anh em về chuẩn bị, sẵn sàng lên đường khi có lệnh". Đã bao lần nhận lệnh đi công tác, nhưng lần đi này anh em phóng viên vừa hồ hởi vừa lo lắng. Hồ hởi vì được công tác ở vùng biển đặc biệt quốc gia. Lo lắng vì tình hình đang rất căng, thời tiết bất thuận cho chuyến công tác.

 

Chỉ sau một ngày, nhóm nhà báo gồm Ngọc Tiến, Anh Tuấn, Huy Anh, Ngọc Thanh, Thanh Hải, Đức Trường đã cầm tờ công lệnh lên đường với "người cầm lái già" Tiến Chiến. Toàn là những tay viết cứng hoặc bọn máu nghề. Gần trưa, ba lô trên vai, đang lên cơ quan để khởi hành thì tôi nhận được điện thoại của nhà báo Ngọc Thanh, Phó Ban Phóng sự - Điều tra. Tưởng là điện thoại giục đi nhanh ai ngờ lại là thông báo: "Sếp Phán vừa điện thoại, yêu cầu để lại một người, sẵn sàng ra biển với đoàn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng. Em đi biển nhiều, chịu được sóng nên ở lại chờ lệnh".

Đang sôi sùng sục lại nhận lệnh ở lại, tôi thấy hơi hẫng. Thường thì mỗi lần xách ba lô lên đường tôi có thói quen phải xong việc, chí ít "việc ổn" thì mới về. Lần này thì... Ở lại được vài ngày, lòng nóng như lửa đốt cứ đi ra đi vào. Trong khi đó, anh em các báo khác gọi nhau ời ời để đi. Nhưng cũng vì nhiệm vụ chung, miễn sao mạch thông tin trên Báo Hànộimới về sự kiện nóng này không bị đứt hơi là được.

Vào Đà Nẵng, đi Quảng Ngãi, ra Lý Sơn rồi lại quay ra Hà Nội vẫn chưa thấy lệnh lên đường. Rốt cục, bên Cảnh sát biển (CSB) cũng điện thoại thông báo ngày tôi phải tập trung ở Đà Nẵng để chuẩn bị ra khơi. Lại bay vào. Trong ba lô, cùng với những thứ cần thiết của những chuyến công tác trước, có thêm chiếc điện thoại vệ tinh. Trong lúc nguồn thu của báo in đang sụt giảm vì kinh tế suy giảm, việc đầu tư một khoản kinh phí mua điện thoại vệ tinh của Ban Biên Tập để phóng viên có thể phản ánh thông tin chân thực, chính xác, kịp thời tới độc giả hằng ngày thực sự là quyết định "chịu chơi".

Cầm chiếc điện thoại vệ tinh được gửi gấp từ Hà Nội vào, tôi thực sự vừa mừng vừa cảm nhận rõ áp lực đè nặng. Mừng vì đã có thiết bị hiện đại và phù hợp với điều kiện tác nghiệp ở nơi biển đảo xa xôi, không thể liên lạc theo cách thông thường. Áp lực vì không biết liệu có sử dụng hiệu quả thiết bị đắt tiền mà cơ quan đã chấp nhận đầu tư để phục vụ yêu cầu công việc cấp bách.

Tin về đều đặn

Chiều tối 26-5, tàu CSB 2013 đưa hàng chục nhà báo trong và ngoài nước rời cảng Đà Nẵng hướng ra Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 từ ngày 1-5. Mất gần một ngày một đêm, tàu ra đến thực địa.

Ngay khi tiếp cận khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan, dù cách gần 20 hải lý và chưa được chuyển tàu, một phóng viên của Nhật Bản đã bày thiết bị ra gửi tin và ảnh về. Với một máy ảnh ở cổ, một quyển sổ và cây bút trên tay, đặc biệt chiếc máy tính được kết nối với thiết bị truyền qua vệ tinh gọn nhẹ như quyển sách đặt trên boong giữa trời nắng, anh phóng viên người Nhật liên tục chụp ảnh, ghi chép rồi viết, gửi trực tiếp về Nhật Bản. Anh này tác nghiệp say mê đến nỗi phải có người bên Bộ Ngoại giao ra kéo vào nơi có bóng mát. Tôi vừa thầm thán phục vừa có chút ghen tỵ với các thiết bị của anh bạn đồng nghiệp nước ngoài này. Cánh phóng viên truyền hình thì đặt máy quay và dẫn luôn tại thực địa dù giàn khoan còn ở xa.

Sau đó, nhóm nhà báo được chia ra các tàu CSB khác. Tôi được chuyển sang tàu CSB 2015 to hơn tàu CSB 2013 một chút cùng với Hữu Khá (Tuổi trẻ), Thanh Tường (Đại Đoàn kết), Quang Huy (Pháp luật và Đời sống). Đặt chân lên tàu mới, tuy lạ nước lạ cái nhưng anh em vào việc rất nhanh. Có một may mắn trong nghề là vì được ở trên tàu nhỏ nên chúng tôi có cơ hội áp sát gàn khoan gần nhất. Ban ngày, thường thì cách khoảng 9 hải lý thì đã bị các tàu Trung Quốc vừa đông vừa lớn lao ra từ phía giàn khoan cản trở trái phép, cố tình đâm va. Ban đêm thì vào gần hơn nhưng cũng chỉ tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 7 hải lý.

Kể từ khi đặt chân sang tàu CSB 2015, cánh nhà báo hiếm lúc nào rảnh rang. Có hôm chưa ăn sáng đã bị tàu Trung Quốc lao tới khiêu khích. Ban đêm giấc ngủ cũng bị ngắt quãng vì những lần bị đèn pha quét rọi từ phía tàu Trung Quốc. Ngay chiều 27-5, sau khi nắm bắt thông tin diễn ra từ sáng hôm đấy và những ngày trước, tôi đã gửi tin báo. Lúc này mới thấy tác dụng của chiếc điện thoại vệ tinh mà cơ quan sắm cho. Anh em tòa soạn luôn chuẩn bị máy ghi âm, sẵn sàng chờ tin. Sau này, nghe lại đoạn ghi âm giọng nói của chính mình đọc về từ Hoàng Sa thấy thật "xúc động".

Một hai hôm đầu, "lịch" chuyển tin là từ 18h đến 19h. Sau thấy như thế thì hơi "phí" chiếc điện thoại vệ tinh nên tôi nhờ anh em ghi lại tin diễn biến buổi sáng vào lúc đầu giờ chiều để gửi đăng điện tử và "lịch" chuyển tin cho báo in hôm sau lùi lại một chút. Thế là dòng tin, bài về những diễn biến tại thực địa "chảy đều" cả trên báo điện tử và báo giấy.

Ngoài những màn rượt đuổi, cố tình đâm va như trong phim, tôi còn chụp được một loạt ảnh về chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc với số hiệu nét căng. Bức ảnh này, sau này được nhà báo Viết Thành chọn đăng trong loạt phóng sự ảnh của Báo Hànộimới về Hoàng Sa.

Đã qua một năm, những màn rượt đuổi, xịt vòi rồng, cố tình đâm va của tàu Trung Quốc vẫn hiện lên rõ mồn một. Ấn tượng nhất là lần chứng kiến cảnh tàu CSB 2016 bị một loạt tàu hải cảnh, hải giám, tàu đầu kéo quân sự Trung Quốc khiêu khích, cố tình đâm va, gây ra 4 vết thủng vào chiều 1-6. Vết thủng lớn nhất nằm ở mạn phải tàu, dài 40cm, rộng 7cm và chỉ cách mớn nước 40cm. Cảnh khiêu khích, gây hấn này đã được Thượng úy Nguyễn Quốc Huy trên tàu 2016 quay lại và được VTV phát trên chương trình thời sự VTV1.

Những bức ảnh, thước phim và những ghi nhận của cánh phóng viên được đăng tải trên Báo Hànộimới và các báo, đài khác là bằng chứng thuyết phục tố cáo sự ngang ngược, bấp chấp luật pháp của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, giúp không chỉ người dân trong nước mà cả nhân dân tiến bộ thế giới hiểu đúng bản chất sự việc. Tôi tự hào vì đã may mắn được là một trong không nhiều phóng viên tác nghiệp tại Hoàng Sa. Từ những dòng tin đọc về qua máy điện thoại vệ tinh, các đồng nghiệp ở nhà hoàn tất công việc của người đưa tin để những dòng tin chân thực, sống động đến với độc giả Thủ đô và cả nước, góp phần nhỏ bé vào thắng lợi trên mặt trận truyền thông.

Thay lời kết

- "Alô, sếp ạ! Em vừa nhận được thông báo đợt nhà báo này sẽ quay về bờ vào chiều nay (3-6). Em thấy có một số báo xin ở lại được như Tuổi trẻ, Thanh niên và VTV. Nếu có thể, em cũng có thể xin ở lại được. Sếp cho chỉ đạo ạ". Tôi điện thoại về cho TBT Tô Phán.
- "Thôi, trên đã có lệnh thì mình về. Anh em ở nhà cũng lo cho cậu lắm!".

Vậy là tôi quay về với tiếc nuối vì không được ở lại thực địa, tiếp tục sát cánh cùng các đồng nghiệp và lực lượng CSB.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top