Trả lời kiến nghị cử tri

09:47 - Thứ Sáu, 17/04/2020 Lượt xem: 9307 In bài viết

2.3. Chính sách tín dụng

a) Vay vốn để trồng rừng sản xuất

Mặc dù các cơ quan chức năng của huyện Mường Nhé đã tổ chức tuyên truyền về chính sách vay vốn để trồng rừng, tuy nhiên do hạn mức cho vay vốn ít (5.000.000 đồng/ha) trong khi đó diện tích các hộ tham gia trồng rừng nhỏ, phần lớn từ 1ha trở xuống nên người dân tham gia trồng rừng không mặn mà với gói vay này.

Từ khi triển khai đến nay chưa có hộ gia đình trồng rừng nào vay vốn để trồng rừng mặc dù Ngân hàng CSXH huyện vẫn còn nguồn để cho các hộ vay.

b) Vay vốn để phát triển chăn nuôi

Ðến thời điểm hiện nay Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho vay vốn để phát triển chăn nuôi cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng theo Nghị định 75/2015/NÐ-CP cho 13 hộ gia đình với tổng số vốn đã giải ngân là 540.000.000 đồng thuộc xã Mường Toong.

Hiện tại Ngân hàng CSXH huyện vẫn còn nguồn vốn để cho các hộ vay tuy nhiên hộ gia đình tham gia rồng rừng không có nhu cầu vay; một số hộ có nhu cầu vay nhưng vẫn còn dư nợ vay của Ngân hàng từ các chương trình cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo vay vốn do vậy không thể tiếp tục vay được nữa.

Như vậy kiến nghị của cử tri về việc từ năm 2016 đến nay người dân trên địa bàn huyện Mường Nhé trồng rừng nhưng vẫn chưa được hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định 75/2015/NÐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ, như trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng; hỗ trợ vay vốn ngân hàng... là chưa đúng.

Trong những năm qua, UBND huyện Mường Nhé đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các chính sách liên quan đến quyền lợi của người dân tham gia trồng rừng theo Nghị định 75/2015/NÐ-CP như hỗ trợ kinh phí tham gia trồng rừng; trợ cấp gạo; chính sách tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Việc trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy mới chỉ hỗ trợ được diện tích trồng năm 2016 nhưng còn chưa được đảm bảo đầy đủ theo quy định (tính theo khẩu chưa đảm bảo trợ cấp 12 tháng/năm; tính theo diện tích chưa đảm bảo 700 kg/ha/năm); diện tích trồng năm 2017 chưa có nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí được UBND tỉnh phân bổ không đảm bảo nhu cầu trợ cấp gạo trên địa bàn huyện.

- Số hộ tham gia trồng rừng vay vốn ngân hàng ít. Nguyên nhân là do Nghị định 75/2015/NÐ-CP quy định: “hộ gia đình tham gia trồng rừng được Ngân hàng CSXH hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại. Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha”. Tuy nhiên Hướng dẫn số 4288/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 của Ngân hàng CSXH quy định: “hạn mức cho vay vốn trồng rừng sản xuất tối đa là 15.000.000 đồng/ha, mức vay cụ thể do Ngân hàng CSXH và người vay thỏa thuận phù hợp với thiết kế - dự toán trồng rừng được phê duyệt sau khi trừ đi số tiền được ngân sách hỗ trợ quy định tại Ðiều 5 Nghị định 75/2015/NÐ-CP”. Như vậy sau khi trừ đi 10.000.000 đồng ngân sách hỗ trợ thì hộ gia đình tham gia trồng rừng còn được vay của Ngân hàng CSXH là 5.000.000 đồng/ha. Do hạn mức được vay ít, mặt khác diện tích các hộ tham gia trồng rừng nhỏ chủ yếu dưới 1ha nên các hộ tham gia trồng rừng không muốn vay vốn để trồng rừng. Về vay vốn để phát triển chăn nuôi, phần đông các hộ trồng rừng đã vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện qua các gói cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo vay, khi các hộ còn dư nợ của Ngân hàng thì Ngân hàng chưa thể giải ngân gói vay này cho các hộ tham gia trồng rừng.

3. Kiến nghị, đề xuất

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia trồng rừng và khuyến khích người dân tham gia trồng rừng trong các năm tiếp theo, đề nghị UBND tỉnh bổ sung nguồn kinh phí trợ cấp gạo cho huyện Mường Nhé, để UBND huyện thực hiện việc trợ cấp gạo cho hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy.

T.K (b/s)
Bình luận
Back To Top