Du lịchĐất và người Điện Biên

Nghề nuôi tằm, ươm tơ của người Thái

09:09 - Thứ Năm, 12/12/2019 Lượt xem: 31884 In bài viết

ĐBP - Nuôi tằm, ươm tơ là nghề truyền thống được người Thái ở Ðiện Biên lưu truyền từ lâu đời. Người ta thường nuôi tằm dâu và tằm sắn, nhưng tằm dâu được nuôi phổ biến hơn cả, bởi chúng cho ra loại tơ có chất lượng tốt.

Tơ tằm được tẩy trắng rồi nhuộm màu để dệt vải.
Sợi tơ vẫn được se theo cách truyền thống.
Những sợi tơ vàng óng đã được hong khô cuốn thành từng cuộn.
Thành phẩm là những vuông vải thổ cẩm sặc sỡ với nhiều đường nét hoa văn tinh xảo.

Mỗi lứa tằm có thời gian sinh trưởng khoảng từ 30 - 35 ngày. Người nuôi nhìn màu sắc con tằm, khi thấy tằm chuyển từ màu trắng sang màu vàng chanh nghĩa là tằm đã chín, có thể đưa vào cuốn kén. Theo cách làm truyền thống, đồng bào Thái Ðiện Biên cho tằm cuốn kén trên các cành lá hoặc cọng rơm khô. Sau 2 - 3 ngày, người nuôi có thể gỡ kén tằm, rồi chọn kén tốt để giống, các kén còn lại đem xe tơ. Tơ được xe thủ công bằng cách dùng một chiếc nồi tự chế, trên miệng nồi gắn một thanh sắt đục lỗ nhỏ đủ kéo sợi tơ qua; đun nước ấm khoảng 70 - 800C,  cho kén tằm vào nồi và kéo bằng tay. Tơ được cuốn thủ công thành những cuộn tơ vàng, đẹp bằng chiếc xa quay sợi truyền thống sau khi đã được hong khô nước.

Tơ tằm được tẩy trắng và nhuộm nhiều màu, dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu. Thổ cẩm từ tơ tằm là loại vải được ưa chuộng, không thể thiếu với đồng bào Thái Ðiện Biên. Ngày nay thổ cẩm truyền thống thường được bà con dùng làm quà tặng trong đám cưới hỏi hoặc làm đồ tế trong các nghi lễ tín ngưỡng tâm linh.

Hiện nay nghề nuôi tằm còn được đồng bào Thái gìn giữ phổ biến ở bản Co Mỵ, xã Thanh Chăn và bản Chiềng Chung, xã Thanh An (huyện Ðiện Biên), ngoài ra rải rác ở một số thôn bản vùng cao trong tỉnh.

Minh Giang
Bình luận
Back To Top