Xã hộiVì trẻ em

Để trẻ không còn bị bạo hành

00:00 - Thứ Năm, 08/10/2015 Lượt xem: 941 In bài viết
Liên tiếp trong những ngày gần đầy, xã hội lại phải đau lòng chứng kiến những vụ việc các cháu bé mầm non, mẫu giáo bị cô giáo bạo hành. Đây không còn là chuyện mới, bởi từ nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều vụ trẻ bị bạo hành ở cơ sở giáo dục mầm non, cả công lập và ngoài công lập.

Nhiều vụ việc được người dân, báo chí phanh pđể nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ emhui, nhiều người liên đới đã phải chịu mức xử lý nghiêm minh của pháp luật. Đầu năm 2008, nhiều người đã bị sốc khi xem những hình ảnh bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bạo hành các em nhỏ trong giờ ăn. Bảo mẫu này đã phải lĩnh án 18 tháng tù giam. Tháng 1-2010, dư luận lại một lần nữa phẫn uất với hành vi bạo hành trẻ em của bảo mẫu Trần Thị Phụng tại Bình Dương. Trong quá trình tắm cho bé, người phụ nữ này dùng chân đạp vào người đứa bé, đè xuống sàn “nhà tắm” để kỳ cọ cho bé và liên tục mắng chửi mặc cho đứa bé cố tìm cách “thoát thân”. Tòa đã tuyên bị cáo Trần Thị Phụng mức án 24 tháng tù giam. Tháng 11-2013, người dân bàng hoàng trước cái chết thương tâm của bé trai 18 tháng tuổi, mà nguyên nhân là do chính bảo mẫu của bé - Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, Cần Thơ) - gây ra.

Chính sách giáo dục mầm non cần cải tiến để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em

Mới đây nhất, sự việc bé mầm non ở Lạng Sơn bị cô giáo phạt bằng cách bỏ mặc gào khóc ngoài cửa lớp, bới tìm thức ăn trong thùng rác, bị dọa thả xuống bể nước chưa kịp lắng xuống thì tại Quảng Bình lại xuất hiện những bức ảnh bé mầm non bị 2 - 3 cô giáo đè xuống sàn, hai tay hai chân bị trói chặt, miệng bị nhét khăn, trên người có nhiều vết bầm tím…

Những hành động bạo hành luôn bị lên án. Bạo hành với trẻ con lại càng đáng lên án hơn. Hơn nữa, trẻ lại bị chính cô giáo, những bảo mẫu chăm sóc bạo hành càng gây phẫn uất. Chắc chắn, với những đứa trẻ còn thơ dại đó, việc bị bạo hành sẽ khiến tuổi thơ tươi đẹp của các em như bị một vết dao cứa vào gây đau đớn, khó quên. Để xảy ra các sự việc nêu trên, dĩ nhiên lỗi trước hết thuộc về các cô giáo, những bảo mẫu. Họ đã không có lương tâm trong mỗi lần bạo hành con trẻ. Làm nghề nào cũng cần có lương tâm, nhưng làm nghề trực tiếp chăm sóc con người, nhất là con trẻ thì càng đòi phải có lương tâm cao nhất.

Nhưng rõ ràng, để bảo vệ trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non, dù công lập hay ngoài công lập giờ đây không thể chỉ trông chờ vào lương tâm, lòng yêu con trẻ của các cô giáo. Chính sách cho giáo dục mầm non rõ ràng tác động rất nhiều đến chất lượng chăm sóc các cháu.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Bá Minh cho biết, ông thực sự bức xúc, sốc và lấy làm tiếc, vì những hành động thô bạo đối với trẻ là phản giáo dục, không thể chấp nhận được. Nguyên nhân được ông Minh chỉ ra là giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ; một số giáo viên chưa thực sự yêu thương trẻ; khối lượng công việc của giáo viên mầm non lớn và chịu nhiều áp lực trong khi các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ chưa đáp ứng yêu cầu.

Như vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh những giáo viên mầm non có hành vi bạo hành trẻ để răn đe, ngăn chặn các trường hợp tương tự thì phần lớn giải pháp khắc phục thuộc về cơ quan quản lý. Trong đào tạo giáo viên mầm non, rõ ràng Bộ GD-ĐT, các trường sư phạm phải chú trọng hơn việc giáo dục đạo đức, trách nhiệm cũng như lòng yêu thương con trẻ. Trong việc bảo đảm các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ, phải sớm giải quyết tình trạng thiếu trường thiếu lớp, quá tải sĩ số ở bậc mầm non. Đặc biệt, trách nhiệm quản lý nhà nước phải rõ ràng hơn, hiệu quả hơn. Cần trả lời câu hỏi tại sao các vụ bạo hành trẻ nhỏ không chấm dứt mà vẫn cứ liên tiếp xảy ra. Phải chăng những việc xảy ra trước đây xử quá nhẹ tay, chưa đủ sức răn đe hay công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của ngành giáo dục, của chính quyền địa phương một số nơi vẫn chỉ nằm trên giấy, khi mà nhiều cơ sở mầm non với quy mô cả trăm cháu vẫn ung dung tồn tại không phép suốt thời gian dài?

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top