Tín hiệu vui từ thị trường du khách quốc tế

07:08 - Thứ Bảy, 17/02/2024 Lượt xem: 4896 In bài viết

Ngay từ đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, ở cả trên tuyến đường bộ, hàng không và đường thủy.

Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy du lịch quốc tế khởi sắc trong năm 2024, kỳ vọng sẽ đưa du lịch Việt Nam hồi phục hoàn toàn thị trường khách quốc tế như thời điểm trước đại dịch Covid-19.

Khách quốc tế tham quan Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), ngày 10-2. Ảnh: Hoàng Quyên

Thắng lợi từ đầu năm

Ngay từ đầu năm 2024, du lịch Việt Nam đã khởi sắc mạnh mẽ, lượng khách quốc tế tăng cao. Chỉ trong tháng 1, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 1,5 triệu lượt khách, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lượng du khách tăng cao trong dịp đón chào năm mới 2024.

Trong dịp Tết Giáp Thìn vừa qua, nhiều khách quốc tế lựa chọn Việt Nam là điểm đến để trải nghiệm, khám phá văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, lượng khách quốc tế đến các khu, điểm du lịch tăng cao. Cụ thể, Hà Nội ước đón gần 103.000 lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023; Quảng Nam ước đón 97.000 lượt khách, tăng 42%; thành phố Hồ Chí Minh ước đón 75.000 lượt khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023; Kiên Giang ước đón gần 44.400 lượt khách, tăng gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái…

Đặc biệt, ngay từ đầu năm, nguồn khách từ du lịch tàu biển tăng mạnh. Loại hình du lịch này được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ để gia tăng lượng khách quốc tế có khả năng chi trả cao. Nguồn khách quốc tế hiện nay của loại hình này chủ yếu đến từ các thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu, Thái Lan, Ấn Độ...

Về thị trường khách quốc tế trong đầu năm 2024, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, chính sách thị thực thông thoáng cùng sự nỗ lực của các địa phương trong xây dựng sản phẩm, tăng cường quảng bá đã góp sức khiến thị trường du lịch quốc tế tăng mạnh ngay từ đầu năm 2024. Đây là tín hiệu đáng mừng để du lịch Việt Nam phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước đại dịch Covid-19.

Để trở thành “điểm đến hàng đầu thế giới”

Từ đầu năm 2024, ngành Du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu lớn là đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, bằng với năm 2019 - thời điểm được coi là "hoàng kim" của du lịch Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, ngành Du lịch Việt Nam có nhiều cơ sở để tự tin đạt được mục tiêu này. Những năm qua, du lịch Việt Nam đã được các tổ chức du lịch thế giới và truyền thông quốc tế đánh giá cao. Điển hình như việc Việt Nam 4 năm liên tiếp được vinh danh là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” của Tổ chức Du lịch thế giới. Mới đây, cẩm nang du lịch Mỹ Travel Off Path đánh giá, Việt Nam là điểm đến an toàn nhất châu Á để ghé thăm trong năm nay. Bên cạnh đó, với nỗ lực quảng bá, xúc tiến thời gian qua, Việt Nam hiện là thị trường được du khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất.

Từ đầu năm 2024, ngành Du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu lớn là đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, bằng với năm 2019 - thời điểm được coi là "hoàng kim" của du lịch Việt Nam. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, ngành Du lịch Việt Nam có nhiều cơ sở để tự tin đạt được mục tiêu này. Những năm qua, du lịch Việt Nam đã được các tổ chức du lịch thế giới và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Điển hình như việc Việt Nam 4 năm liên tiếp được vinh danh là “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” của Tổ chức Du lịch thế giới. Mới đây, cẩm nang du lịch Mỹ Travel Off Path đánh giá, Việt Nam là điểm đến an toàn nhất châu Á để ghé thăm trong năm nay. Bên cạnh đó, với nỗ lực quảng bá, xúc tiến thời gian qua, Việt Nam hiện là thị trường được du khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất.

Mặc dù thị trường quốc tế đang có đà tăng trưởng tốt, nhưng theo nhiều chuyên gia du lịch, số lượng khách tăng có thể chỉ vì đang là mùa cao điểm đón khách quốc tế. Đến mùa hè, lượng khách quốc tế có thể sẽ giảm. Vì thế, để kéo được khách quốc tế đến Việt Nam cả 4 mùa trong năm, nước ta cần phải có những chiến lược mới trong xây dựng sản phẩm và phương thức quảng bá.

Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) Hoàng Nhân Chính cho rằng, Việt Nam cần sớm làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của du khách và đưa ra sản phẩm quảng bá phù hợp, mở rộng thêm thị trường tiềm năng, bên cạnh những thị trường truyền thống.

Ở góc độ doanh nghiệp lữ hành, Phó Tổng Giám đốc Flamingo Holding Group Nguyễn Công Hoan cho biết, với xu hướng thị hiếu du lịch đang thay đổi, các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách làm, thay vì chỉ thiết kế tour trọn gói theo cách truyền thống trước đây. Các doanh nghiệp cần linh hoạt hơn khi đưa ra những sản phẩm dễ sử dụng, khác biệt, nhiều dịch vụ lẻ để khách dễ dàng lựa chọn, trong đó nên hướng vào những thị trường ngách.

“Tour giá rẻ không còn là yếu tố để hấp dẫn du khách mà cần phải nâng cấp chất lượng dịch vụ, đồng thời xác định những sản phẩm có thể thu hút khách quốc tế như ẩm thực, giải trí, lễ hội, sức khỏe, mua sắm, đi kèm với những yếu tố mới lạ, hấp dẫn”, ông Nguyễn Công Hoan nhấn mạnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị các kế hoạch thu hút khách quốc tế trong năm nay để hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong năm 2024, ngành Du lịch sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến tại các hội chợ du lịch quốc tế như: Hội chợ ITB tại Berlin (Đức), Hội chợ du lịch quốc tế tại Hàn Quốc, Hội chợ ASEAN - Trung Quốc, Hội chợ du lịch quốc tế Trung Quốc (CITM), Hội chợ Du lịch thế giới (WTM)...

Để tăng hiệu quả trong việc thu hút khách quốc tế, theo ông Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương cần tiếp tục đổi mới trong việc xây dựng sản phẩm, sao cho hấp dẫn các thị trường khách; đổi mới phương thức quảng bá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch.

Theo HNM
Bình luận

Tin khác

Back To Top