Xã hộiVì trẻ em

Tạo cơ hội để trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

00:00 - Thứ Hai, 13/04/2015 Lượt xem: 775 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trong những năm gần đây, chứng tự kỷ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng mỗi năm một cao, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giàu nghèo. Ðiều đó đã làm cho chứng tự kỷ không còn chỉ là vấn đề sức khỏe, mà còn là vấn đề về sự phát triển. Số lượng lớn người tự kỷ, nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội.

Cung thiếu nhi Hà Nội phối hợp Ðoàn bác sĩ trẻ khám, tư vấn trẻ tự kỷ.

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp và phải chịu nhiều hiểu lầm, thậm chí là sự kỳ thị. Rất nhiều người tự kỷ đã phải sống suốt đời trong những khu biệt lập của bệnh nhân tâm thần và nhiều người còn nhầm lẫn giữa chứng tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ. Những nghiên cứu khoa học mới nhất về chứng tự kỷ đã chỉ ra rằng, chứng tự kỷ là một khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời do những rối loạn sinh học tiềm ẩn. Tuy nhiên, người mắc chứng tự kỷ vẫn có thể phát triển các khả năng và giá trị khác của bản thân khi được chia sẻ, quan tâm, hỗ trợ đúng cách, được cộng đồng chấp nhận các biểu hiện tự kỷ như một sự khác biệt trong tính cách và giao tiếp. Ngược lại, nếu thiếu sự động viên hỗ trợ của cộng đồng, sự tự tin thì thành công của họ trong cuộc sống hằng ngày là rất thấp.

Ở Hà Nội có khoảng 30% số trẻ tự kỷ trong số những trẻ mắc các khuyết tật học đường, bởi hầu hết các em không được đến trường và không có trường nào phù hợp để các em đến học. Nếu có đến trường thì các em bị kỳ thị, chế giễu, thiếu cảm thông... Ðể tạo điều kiện giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ các em, tháng 10-2002, Câu lạc bộ (CLB) "Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội" được thành lập. Ðây là ý tưởng của Ban chủ nhiệm Khoa giáo dục đặc biệt Ðại học Quốc gia Hà Nội, gồm các thầy giáo, cô giáo trong khoa và một số bác sĩ khoa tâm thần Bệnh viện Nhi T.Ư, cùng các cha mẹ có con tự kỷ trên địa bàn Hà Nội. CLB thành lập một mặt nhằm tạo ra một sân chơi, một môi trường để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức khoa học về giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về trẻ tự kỷ. Mặt khác, cũng nhằm giúp phát hiện sớm trẻ có biểu hiện tự kỷ tại các gia đình để can thiệp kịp thời, nâng cao sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội về chứng tự kỷ, tạo điều kiện để người tự kỷ được hưởng mọi quyền lợi chính đáng về giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế... như những người khuyết tật khác trong xã hội.

Là một trong những thành viên tham gia câu lạc bộ "Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội" khá sớm, chị Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Chủ tịch CLB cho biết: Thời gian đầu mới thành lập CLB, số lượng người tham gia rất ít, bởi nhiều cha mẹ còn mặc cảm, e ngại khi nói về bệnh của con mình. Nhưng đến nay, CLB đã thu hút hàng nghìn người tham gia, trong đó có khoảng 300 người tham gia thường xuyên và khoảng 500 người tham gia trên trang web của CLB. Thông qua các buổi sinh hoạt, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về bệnh của con mình, đồng thời ổn định được tâm lý. Ngoài ra, khi tham gia CLB, họ còn được các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. Ðến nay, nhiều gia đình có con đã thoát được các triệu chứng ban đầu và hòa nhập tốt. Ðiển hình như con chị Mai Anh, trước đây em không có nhận thức, sống khép kín, nhưng đến nay em đã có thể chơi một số loại nhạc cụ, biết giúp mẹ việc nhà. Hoặc như em Minh An, ở phường Ðịnh Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội), từ một đứa trẻ không chịu nói, không giao tiếp với bất kỳ ai, nhưng sau sáu tháng tham gia sinh hoạt tại lớp tư vấn và can thiệp sớm Phương Thanh, tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nay em đã nói chuyện, hòa nhập với các bạn.

Theo tiến sĩ Ðào Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, một trong những khó khăn cản trở việc hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ là vấn đề về giao tiếp, vì vậy chúng ta cần thay đổi nhận thức, cách giao tiếp, cách tương tác với trẻ, làm thế nào để giúp trẻ hiểu vấn đề, hiểu chúng ta hơn, từ đó xác định được hành vi của trẻ và đưa ra cách phương pháp tiếp xúc, hướng dẫn các em các giao tiếp, nói chuyện... Qua đó, từng bước tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, mạnh dạn hơn khi hòa nhập cộng đồng.

Theo Nhân dân
Bình luận
Back To Top