Từ đại hội đến đại hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, III của Đảng

00:00 - Thứ Hai, 11/01/2016 Lượt xem: 1768 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ĐBP - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến lớn. Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp và quân đội bù nhìn để cứu nguy Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh và thực hiện ý đồ can thiệp sâu vào Đông Dương. Ở trong nước, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới với những yêu cầu mới, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách để đưa cách mạng tiến lên.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 - 19/2/1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan). Sau diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận kỹ các báo cáo trình trước Đại hội: Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo cáo về Tổ chức và Điều lệ Đảng của đồng chí Lê Văn Lương, cùng nhiều báo cáo bổ sung về Mặt trận Dân tộc thống nhất, Chính quyền dân chủ nhân dân, Quân đội nhân dân, kinh tế tài chính và về văn hoá, văn nghệ...

Trong điều kiện lịch sử mới, Đại hội chủ trương xây dựng ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia, một Đảng cách mạng thích hợp với hoàn cảnh cụ thể, để lãnh đạo cuộc kháng chiến từng nước đến thắng lợi hoàn toàn thay vì sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các Đảng cách mạng ở Lào và Cam Pu Chia đấu tranh thắng lợi.

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đã trình bày trước Đại hội toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xoá bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Báo cáo vạch ra 12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Tại Đại hội, các đại biểu cũng thảo luận và nhất trí thông qua Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III được tổ chức từ 5-10/9/1960. Thời gian đó, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới do Liên Xô đứng đầu đã lớn mạnh vượt bậc và đã trở thành nhân tố quyết định trong tình hình quốc tế. Trong nước, chúng ta tiếp tục bảo vệ hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.

Đại hội đã kiểm điểm công tác của Đảng ta từ Đại hội lần thứ II đến thời điểm đó. Đại hội nhận thấy rằng trong 9 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi rất to lớn: Đẩy kháng chiến đến thắng lợi, hoàn thành cải cách ruộng đất, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, giữ vững và phát triển phong trào yêu nước ở miền Nam. Trên cơ sở những thành tích đã thu được, và xuất phát từ tình hình nước ta và trên thế giới, Đại hội đã quyết định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết định nhiệm vụ và phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, quyết định đường lối hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc; Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo đó, cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó có hai nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương 78 đồng chí, gồm 47 chính thức và 31 dự khuyết. Chủ tịch đoàn giới thiệu 78 đồng chí, các đoàn giới thiệu thêm 11 đồng chí, tất cả có 89 đồng chí được đề cử. Ngoài ra, Đại hội quyết nghị lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, III của Đảng đánh dấu những mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.

T.K (dangcongsan.vn)
Bình luận
Back To Top