Giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu

08:44 - Thứ Sáu, 30/12/2016 Lượt xem: 2777 In bài viết
ĐBP - Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo bằng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều (chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020), năm 2015 tỉnh ta có tổng số 57.215/118.844 hộ thuộc diện nghèo (chiếm 48,14%, tăng 15,57% so với năm 2014) là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất toàn quốc. 

Chuẩn nghèo mới có những đặc điểm mới, tập trung vào những đặc thù vốn là những “điểm yếu” ở khu vực vùng cao khiến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh tăng đột biến so với giai đoạn cũ. Làm sao để giảm nghèo hiệu quả, bền vững; nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống một cách toàn diện cho người dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của tỉnh./người; 20.735 hộ nghèo không sử dụng tivi, radio, máy tính, không được nghe hệ thống loa đài truyền thanh xã do ở quá xa trung tâm; đặc biệt là có đến 49.782 hộ nghèo (chiếm 87%) không sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh hoặc không có nhà vệ sinh. Đó chính là những “điểm yếu” mang tính tương tác, khiến tỷ lệ hộ nghèo ở vùng cao tăng mạnh khi áp dụng chuẩn nghèo mới.

 
Theo thống kê, hộ nghèo tỉnh ta tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, khu vực vùng cao biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 98,48%. Đây là con số không khó lý giải bởi ở vùng cao, ngoài xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, một bộ phận còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hạ tầng còn thiếu, giao thông khó khăn thì bộ công cụ đo lường nghèo đa chiều còn xét đến các yếu tố tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như: Người dân được chăm sóc y tế, giáo dục; nhà ở, nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn, được tiếp cận thông tin (truyền hình, internet…) chứ không riêng yếu tố thu nhập như chuẩn cũ. Ngoài ra, phong tục, tập quán sinh sống của người dân vùng cao cũng có những khác biệt so với vùng thấp, nhiều hộ dân dù có tổng giá trị tài sản không thấp (có gia đình nuôi nhiều gia súc) nhưng chưa có thói quen mua sắm vật dụng tiện nghi, nhà cửa thường đơn sơ, công trình vệ sinh tạm bợ hoặc không có cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tăng sau thống kê. Cụ thể, qua khảo sát, có đến 22.345/57.215 hộ nghèo ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà ở dột nát; 28.753 hộ nghèo ở nhà có diện tích bình quân dưới 8m2

 

Cán bộ khuyến nông xã Ẳng Nưa (huyện Mường Ảng) trao giống ngô, đậu tương hỗ trợ cho hộ nghèo trong xã. Ảnh: Huyền Lâm

Tỷ lệ hộ nghèo cao đặt ra một thách thức lớn cho cả hệ thống chính trị của tỉnh, tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng: Dù đứng ở vị trí nào trong bảng xếp hạng thì nhiệm vụ của địa phương vẫn là phấn đấu giảm nghèo, không để tái nghèo. Với chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều hiện nay nhằm giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống cho người dân một cách toàn diện; hướng cộng đồng, nhất là đồng bào vùng cao, biên giới, vùng dân tộc thiểu số thực hiện nếp sống văn minh, phát triển và hội nhập. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu, triển khai những chủ trương đầu tư một cách khoa học, đồng bộ, có sự giám sát chặt chẽ; áp dụng có hiệu quả các chính sách sinh kế mang tính bền vững thì nâng cao dân trí, mở rộng quy mô các phương tiện truyền thông là điều rất cần thiết.

Sau 1 thời gian thử nghiệm Đề án Phát sóng quảng bá kênh chương trình truyền hình Điện Biên trên vệ tinh vinasat, các thông số kỹ thuật đều đáp ứng được yêu cầu đề ra; chất lượng tín hiệu tốt, đến nay đã chính thức phát sóng, đưa sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh đến 100% địa bàn dân cư. Cùng với đó, để triển khai thực hiện cụ thể các mục tiêu giảm nghèo, ngày 15/11/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1440/QĐ-UBND về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 48,14% xuống dưới 33%; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,8%/năm; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và trung học cơ sở đạt trên 99%, tốt nghiệp trung học phổ thông trên 97%; phấn đấu bình quân 11 bác sỹ/ 10.000 dân, 80% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 77% gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch; 75% số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn; tăng tỷ lệ che phủ rừng; đảm bảo nguồn nước; xây dựng nông thôn mới… Cùng với đó, các nội dung hoạt động, kế hoạch phân bổ ngân sách, giải pháp thực hiện cũng được UBND tỉnh xây dựng chi tiết.

Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, nhất là vùng khó khăn như tỉnh ta luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ. Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cả về điều kiện khách quan lẫn chủ quan, là quá trình lâu dài nhưng hy vọng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự quyết tâm, cam kết vươn lên của người dân, Điện Biên sẽ sớm có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn mới.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top